7 điều triết lý chia sẻ khi lâm bệnh

Sinh-lão-bệnh-tử ( gọi là sinh-trụ-hoại-diệt) là một của tạo hóa, vì thế bệnh là một hiện tượng không thể tránh khỏi, đã mang thân người là có bệnh.

Mỗi chúng ta có thể trải qua một hay nhiều căn bệnh, không lúc này thì khi khác, không nặng thì nhẹ.
Nếu ai chưa một lần mắc bệnh thì đó là một lớn. Nhưng ít ra, người đó cũng chứng kiến người thân của mình bị bệnh và tin chắc rằng, đến một lúc nào đó, mình cũng bị bệnh.
Bệnh là một hiện tượng rất gần gũi với con người mà chúng ta ít nhiều đều đã hoặc sẽ trải qua. Nói đến bệnh, ai cũng có thể nghĩ đến sự đau đớn, khổ sở, buồn bã, lo âu, sợ hãi… và vô số những tiêu cực khác. Hễ bệnh là đau. Điều này không ai phủ nhận. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào, dù đau (về thân), chúng ta đừng khổ (về tâm). Khi hiểu cuộc đời này là theo giáo lý nhà Phật, nhất là đạo Phật lại là đạo Tâm, đạo Từ bi, thì chúng ta sẽ có cách nhìn khác bình tĩnh hơn, đỡ bi quan hơn khi đang mang bệnh hoặc phải sống chung với bệnh.

Xin chia sẻ đôi điều sau đây cùng Quý Bạn đọc:
1. Bệnh là cơ hội để nhận biết tín hiệu cơ thể. Khi bạn bị một chứng bệnh nào đó, bạn đừng vội buồn phiền và suy sụp tinh thần, thấy mình bất hạnh so với nhiều người khác. Bởi bệnh là một hiện tượng tất yếu phải đến một khi chúng ta mang thân làm người, nên việc nó đến với người này, chưa đến với người kia, chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Hãy coi bệnh là cơ hội để mình tiếp nhận tín hiệu của cơ thể báo cho mình biết có gì đó không ổn trong cơ thể. Ví dụ, khi thấy tức ngực, bạn biết cần phải đến bác sĩ  khám bệnh để tránh hoặc chữa chứng bệnh mạch vành của tim.
Nếu chúng ta biết cách lắng nghe cơ thể để kịp thời nhận ra những thay đổi của cơ thể để có phương pháp xử lý phù hợp, chúng ta đã phần nào biết giữ gìn sức khỏe và đem lại niềm vui cho bản thân và gia đình.Một số bệnh hiểm nghèo, như ung thư, vẫn có khả năng chữa trị nếu được phát hiện ở thời kỳ đầu. Các bệnh khác cũng vậy. Do đó, sẽ không có gì đáng buồn khi chúng ta thấy cơ thể không ổn. Thay vào đó, chúng ta nên vui, nếu không vui thì cũng bình tâm, vì ít ra, mình đã nhận được tín hiệu cảnh báo của cơ thể để biết cách phòng ngừa (điều chỉnh chế độ và ăn uống cho phù hợp với cơ địa mình) hoặc đến bác sĩ khám để chữa trị một că bệnh nào đó…
2. Bệnh là dấu hiệu báo cho bạn biết rằng bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để nâng cao sức khỏe. Thông thường, khi biết mình có bệnh, chúng ta thường dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực. Bản năng sinh tồn thôi thúc con người muốn sống, nên khi mắc bệnh thì tinh thần suy sụp, buồn chán. Ai có tâm lý như thế có nghĩa là đang góp phần đáng kể vào việc hủy hoại thân thể mình và làm cho bệnh càng trầm trọng thêm mặc dù có sự can thiệp của các phương pháp trị liệu.
Rất nhiều chứng bệnh và cơn đau phát sinh do tâm lý căng thẳng. Các bệnh về tim mạch, huyết áp, dạ dày đều có liên quan đến tình trạng rối loạn tâm lý. Tâm lý không ổn định và mất cân bằng là một trong những nguyên nhân rất dễ làm rối loạn các quá trình trao đổi chất trong cơ thể và gây nên bệnh. Do vậy, khi có bệnh, chúng ta cần nghỉ ngơi nhiều hơn, sinh hoạt điều độ, tránh lo nghĩ căng thẳng. Làm như vậy sẽ giúp cơ thể mau lành bệnh.
3. Khi bệnh đến, chúng ta thấy nhu cầu chăm sóc tâm thức và đời sống tinh thần nhiều hơn. Lúc đang mạnh khỏe, nhiều người thường chủ quan làm việc quá sức, phung phí sức khỏe, ít quan tâm đến đời sống . Khi bị bệnh mới thấy đời sống tâm linh cũng quan trọng lắm, thế là quay về với đời sống tâm linh nhiều hơn, đi chùa lễ bái, cầu xin…
Một điều ít người nhận ra là khi có bệnh, nếu tinh thần mình vững vàng, tâm mình bình tĩnh không sợ hãi thì có cảm giác ít đau đớn hơn. Nghĩa là, thân bệnh thì thân đau, nhưng tâm không đau, không vì thân đau mà tâm phải khổ. Thật ra, khi thân đau, cũng chỉ có một vài bộ phận của cơ thể đau mà thôi. Nếu “mở rộng” nỗi đau ra toàn thân và lan đến cả tâm thì đó lại là một “căn bệnh” khác nan giải hơn cả bệnh lâm sàng mình đang mắc phải. Khi chúng ta để cái khổ của tâm gắn với cái đau của thân, thì cái đau khổ ấy nhân lên gấp đôi, sẽ thống thiết và nhức nhối vô cùng!
4. Bệnh nhắc chúng ta nhớ đến giáo lý của , coi cuộc đời là vô thường. Sinh – lão – bệnh…rồi đến cuối chặng đường của một kiếp người là chết. Các giai đoạn này là quy luật diễn ra liên tục trong con người và mọi loài mọi vật.  Một khi bị bệnh, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng mình đang ở giai đoạn nào của đời người!
Ý thức về sự Vô thường của cuộc đời giúp chúng ta biết cách sử dụng và quản lý thời gian của bản thân, và điều chỉnh các mối quan hệ với những người xung quanh để có một cuộc sống thoải mái hơn, ý nghĩa hơn. Chỉ có những người trải qua cơn bạo bệnh mới hiểu được trọn vẹn sức khỏe “quý hơn vàng”, để rồi sau đó, họ không phung phí tài sản ấy.
 5. Bệnh làm cho chúng ta tăng thêm tâm từ bi. Khi ta có bệnh, ta mới thấu hiểu nỗi đau của người khác nhiều hơn, nhất là những người mắc bệnh giống mình hoặc bệnh nặng hơn mình. Người xưa nói “đồng bệnh tương liên” (liên cũng có khi đọc là lân có nghĩa là thương xót), ý nói: “Cùng bị bệnh, cùng ở một hoàn cảnh giống nhau thì dễ thông cảm với nhau”, quả không sai. Trong đau đớn, chúng ta cảm thấy mình không đơn độc chống chọi với  bệnh tật. Nghĩ đến những người cùng chịu nỗi đau giống mình hoặc hơn mình, chúng ta dễ dàng trải lòng thương yêu đến cả  những người không quen biết đó.
Tâm đồng cảm, và chia sẻ với những người cùng bị bệnh có ý nghĩa rất lớn. Nếu chúng ta nuôi dưỡng tâm lành này, tức là chúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ bi của đức Phật. Nhờ đó, chúng ta sẽ có những hành động tích cực và thiết thực góp phần giúp người bệnh vơi nhẹ nỗi đau bệnh tật. Thực tế, khi chứng kiến bệnh tật, thân nhân người bệnh cũng mở rộng tấm lòng và sự thông cảm đối với  người bệnh.
6. Bệnh giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm khiêm nhường và biết đủ. Khi bệnh đến, chúng ta mới sực nhớ ra rằng cuộc đời mình không phải là không có giới hạn. Khi bản thân mình hay người thân bị bệnh, chúng ta mới kịp nhận ra, ai cũng chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên: sinh-lão-bệnh-tử.
Ý thức rằng mình không hơn gì người khác, ít nhất là trong quy luật tự nhiên này, giúp chúng ta có thể bớt đi lòng tham cầu hoặc sân hận một cách đáng kể. Qua một lần bệnh, giúp chúng ta biết cách tổ chức cuộc sống của mình hiệu quả hơn và tốt hơn, giúp chúng ta biết sống nhân ái hơn.
7. Bệnh giúp chúng ta có thêm ý chí và nghị lực để chống chọi với bệnh tật. Ý chí và nghị lực là kỹ năng sống cần được rèn luyện trong nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống. Thế thì tại sao mình bỏ qua cơ hội bệnh để rèn luyện kỹ năng này?
Bệnh là một hiện tượng nằm ngoài ý muốn của con người. Những điều chia sẻ nói trên, trong đó có sự liên hệ với giáo lý nhà Phật, chỉ là một vài “liệu pháp” hỗ trợ các trị liệu y khoa, làm cho bệnh mau lành và giúp người bệnh không hao tổn quá nhiều năng lượng để “chống chọi” với bệnh.
chung để chịu đựng và sống chung với bệnh (đối với các bệnh mãn tính và những thương tật vĩnh viễn do tai nạn) là khi thân đau, đừng để tâm khổ vì cái đau của thân.
Hãy coi bệnh như một “vị khách không mời” mà đến, và đối xử lịch sự với nó. Đừng xua đuổi vì một khi bị xua đuổi, nó sẽ kháng cự. Việc chúng ta cần làm là tạo một môi trường thích hợp nhất để nó tự ra đi. Hãy buông bỏ nó và xả hết mọi phiền não do nó gây ra, chắc chắn đến một ngày nào đó, nó sẽ tự ra đi không một lời từ biệt!

Vũ Tất Tiến

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>