Cho đi có nghĩa là “nhận lại”
Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới, cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ.
Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng.
Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?”
Cô gái trẻ nghĩ: “Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!”
Thế là cô gái xẵng giọng: “Không có!”
Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!”
Nói xong, nó chìa ra hai cây nến và nói: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô thắp sáng”.
Lời bình:
Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, đôi khi họ vẫn cần một sự an ủi, cảm thông hoặc giúp đỡ từ ai đó.
Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, đôi khi họ vẫn cần một sự an ủi, cảm thông hoặc giúp đỡ từ ai đó.
Cuộc sống xin đừng ích kỷ và hợm hĩnh, hãy biết lắng nghe âm thanh cuộc sống. Đôi khi cuộc sống lại cho ta một điều gì đó tốt đẹp mà ta không ngờ tới!
Người làm việc thiện chẳng bao giờ thiệt. Bởi “Bố thí là của để giành”.
Vũ Tất Tiến (sưu tầm và biên tập)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4/2015
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4/2015
Cùng Danh Mục :
Món quà ý nghĩa bất ngờ tặng mẹ mùa Vu lan
Cha mẹ ,gia đình là tất cả
7 điều triết lý chia sẻ khi lâm bệnh
Leave a Reply