Tháng “cô hồn” và những “kiêng kỵ” cần biết theo quan niệm dân gian

Tục là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Song không phải hầu hết mọi người đều biết về nguồn gốc cũng như những điều kiêng kị trong tháng này.

Nguồn gốc của “

Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Ở Việt Nam, xưa kia người ta đã tin rằng, tùy theo việc khi còn sống làm mà người mất sẽ được đầu thai kiếp khác hay bị đày xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và tục cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.

nhung-kieng-ki-tuyet-doi-tranh-trong-thang-co-hon-theo-dan-gian1-2508f

Việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…

Do đó, vào tháng 7 âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng.

Những điều nên làm trong tháng cô hồn

Vì “tháng cô hồn” còn gọi là Tết của những người Âm nên người ta thường thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay vãng sanh đường trong chùa chiền lưu giữ các hũ hài cốt.

Tháng “cô hồn” và những “kiêng kỵ” theo quan niệm dân gian

Trong tháng này, có thể cúng các cô hồn bất cứ ngày nào, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì càng tốt để tỏ lòng thành chính mình. Khi cúng cô hồn xong thì 1 ngày sau đó hoặc cuối tháng 7 nên dùng bột trừ tà ma tiêu khử, đồng thời vào đầu tháng 8 âm lịch thì nên dùng bột tẩy uế mà tẩy hoàn toàn trong căn nhà mình để có tác dụng cân bằng sinh khí trong ngôi nhà mình ở.

Trong tháng này, mọi người nên đi lễ chùa và làm phúc, nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng.

Những điều không nên làm trong tháng cô hồn

Là một tín ngưỡng dân gian và liên quan rất nhiều tới các linh hồn, quỷ đói nên trong văn hóa người Việt ta có rất nhiều điều mỗi dịp tháng cô hồn tới.

Phổ biến nhất, người ta thường kiêng ra đường buổi đêm, nhất là với trẻ con. Phần đông cho rằng, ban đêm là lúc ma quỷ ra đường nên cần tránh xa kẻo bị bắt mất.

Bơi ngoài sông, ngoài biển cũng là một điều tối kỵ mỗi dịp tháng cô hồn. Ngạ quỷ thường sống ở nơi nhớp nhúa, ẩm ướt, do đó nếu bơi dễ gặp phải chúng, bị chúng kéo chân làm cho chết đuối. Ngoài ra, không nên để chuông gió trước đầu giường, đi đêm không được gọi tên thật, không được chụp ảnh buổi tối…

Cũng không ít người quan niệm rằng tháng này đen đủi, không nên dựng nhà, sửa cửa, đám cưới… Tuy nhiên, những quan niệm trên chỉ theo thói quen từ xa xưa, chưa có bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng. Nhưng với quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên người dân vẫn chú trọng làm theo.

Nhữ Trang (tổng hợp)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>