Tưởng nhớ người cõi âm và sự khác biệt trong các nước trên thế giới

Trên thế giới có nhiều ngày lễ dành để người đã mất với những quan niệm khác biệt. Trong đó, lễ là một trong những ngày lễ thể hiện đậm đà màu sắc văn hóa – tâm linh – tín ngưỡng.

Lễ “Chuseok” của người Hàn Quốc

tuong-nho-nguoi-coi-am-va-su-khac-biet-trong-moi-nen-van-hoa

“Chuseok” là dịp lễ lớn nhất nhì trong năm của người dân Hàn Quốc (và cả Triều Tiên). Dịp lễ này đặc trưng với những điệu múa truyền thống, trò chơi dân gian… “Chuseok” cũng là thời điểm để người Hàn Quốc nhớ về gia tiên.

Lễ “Chuseok” diễn ra vào ngày 15/8 âm (trùng với Rằm Trung thu ở ta). Theo truyền thống xa xưa ở Hàn Quốc, thời điểm này là lúc nông nhàn, lễ “Chuseok” diễn ra trong 3 ngày là cơ hội để tưởng nhớ, cảm tạ gia tiên vì đã phù hộ cho mùa màng tốt tươi, có bát ăn bát để.

53b-5d3df

Các gia đình kỷ niệm lễ “Chuseok” bằng cách đem tặng nông sản cho nhau, vì vậy, ngày lễ này thường xoay quanh lương thực, ẩm thực. Những món ăn được làm từ các nông sản vừa thu hoạch được, như các loại bánh gạo truyền thống, là không thể thiếu trong bữa ăn dịp lễ “Chuseok”.

Vào dịp này, người ta đến thăm mộ gia tiên, quét dọn sạch sẽ. Vào đúng đêm Rằm, dưới ánh trăng đẹp nhất năm, người ta bắt đầu tổ chức các trò chơi dân gian, tham gia các điệu múa truyền thống.

Lễ “xá tội vong nhân” của người Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Malaysia…

54a-21731

Đối với các tín đồ Phật giáo, tháng 7 âm được coi là tháng để hướng về gia tiên, về người âm. Dù trong tháng này có những kiêng kỵ, nhưng nổi bật hơn tất thảy, đó là kính hướng về người thân và sự thương cảm dành cho những người đã khuất không ai . Dịp lễ này mang đậm nét đẹp văn hóa, thể hiện sự nhân văn, nhân ái.

Trong cộng đồng người Hoa, dịp lễ này có nhiều hoạt động khá phong phú, như tổ chức ca kịch, diễn xướng trên đường phố để “vong nhân” giải khuây hay thả thuyền giấy, đèn hoa đăng trên sông sau khi đã cúng lễ xong xuôi, để chỉ đường cho những linh hồn phiêu dạt khỏi bị lạc trên , có thể trở về trước khi cửa cõi âm đóng lại.

54b-2fef2

Khi các gia đình thả đèn trên sông, họ hy vọng đèn giấy nhà mình sẽ cháy sáng thật lâu với niềm tin rằng đèn càng sáng lâu thì gia đình sẽ càng may mắn.

Trong dịp lễ này, người ta làm cơm cúng gia tiên, nhiều người còn làm thêm mâm cúng cô hồn đặt trước cửa nhà, trên hè phố. Việc đốt vàng mã, quần áo giấy, cúng dâng tiền lẻ, đồng xu lẻ… cũng rất thường thấy ở các nước có ngày lễ này.

Lễ “Obon” của người Nhật Bản

55a-396d5

Lễ “Obon” có nhiều điểm tương đồng với lễ “xá tội vong nhân”, tuy vậy, dịp lễ này có nhiều nét riêng độc đáo khác biệt…

Vào dịp này, người Nhật thường trở về quê nhà, gia đình đoàn tụ đông đủ để cùng đi thăm lại mồ mả tổ tiên, trong khi đó, tổ tiên đã khuất được tin rằng sẽ quay trở về nhà con cháu để hưởng lòng thành kính, đồ của con cháu.

Vì Nhật Bản là một nước có nhiều giao lưu văn hóa với phương Tây nên họ có tới… 3 cách tổ chức lễ “Obon”. Có nơi “biến thể” – tổ chức lễ “Obon” vào 15/7 dương, có nơi pha trộn lịch âm và dương – tổ chức vào 15/8 dương, có nơi vẫn theo lịch cổ – tổ chức vào 15/7 âm.

55b-31469

Trong dịp lễ này, con cháu sẽ bày tỏ ước nguyện với gia tiên đã khuất bằng cách viết ước nguyện ra giấy rồi treo lên cây trúc với hy vọng điều ước sẽ được phù trợ, trở thành hiện thực.

Lễ “Obon” dù không phải dịp lễ chính thức trong lịch nghỉ lễ của người Nhật nhưng đã trở thành dịp đoàn viên quan trọng trong năm, vì vậy, những người đi làm ở xa sẽ dễ được cho nghỉ phép để về nhà trong dịp lễ này.

Lễ “Obon” thường kéo dài trong 3 ngày, để kết thúc dịp lễ, nhiều gia đình thường lên núi, lên đồi, đốt lên những đống lửa lớn khi đêm xuống với niềm tin rằng những đống lửa này sẽ dẫn dắt linh hồn người quá cố trở về cõi âm.

55c-70d3f

Ngoài ra, hoạt động thả đèn giấy trên sông – “toro nagashi” – cũng rất phổ biến với cùng ý niệm chỉ đường cho “vong nhân” trở về âm phủ, khỏi bị lạc trên dương thế.

Ở Nhật còn có hẳn một điệu múa truyền thống dành riêng cho dịp lễ này, gọi là điệu “Bon-Odori” với ý nghĩa là một điệu nhảy chào đón linh hồn người đã khuất trở về dương thế. Người ta thường nhảy điệu này ở công viên hoặc đền chùa.

Lễ “Día de los Muertos” của người Mexico

50a-1d17a

“El Día de los Muertos” (Ngày của người quá cố) là một dịp lễ pha trộn giữa tín ngưỡng cổ xưa và đạo Thiên Chúa, là một dịp lễ lớn của người Mexico, ngoài ra, “El Día de los Muertos” cũng được tổ chức ở nhiều nước Mỹ Latinh khác. Dịp lễ này thường kéo dài trong hơn 2 ngày.

Ngày lễ các Thánh diễn ra vào 1/11 và Ngày lễ các Linh hồn diễn ra vào 2/11. Trọng tâm của dịp lễ này là tưởng nhớ những người đã khuất với nhiều hoạt động đa dạng như diễu hành, nhảy múa, tiệc tùng, trang trí mộ…

Tất cả những hoạt động này đều mang không khí vui vẻ bởi người ta tin rằng đây là dịp để linh hồn người quá cố trở về, hòa vào các hoạt động vui nhộn bên cạnh người sống.

50b-5078a

Để tưởng nhớ người thân đã khuất, người Mexico sẽ tới thăm phần mộ để quét dọn, trang trí thật rực rỡ phần mộ với hoa tươi, bày biện những đồ cúng lễ mà sinh thời người đã khuất ưa thích.

Bánh mì ngọt dành cho người đã khuất – “pan de muerto” – là một thức cúng quan trọng không thể thiếu, các gia đình sẽ nướng bánh mì ngọt trông sao cho giống những… khúc xương rồi đặt giỏ bánh mì trên phần mộ cùng với các đồ cúng khác.

50c-efe09

Lễ “El Día de los Muertos” đặc trưng với không khí vui vẻ và những màu sắc rực rỡ. Hình ảnh đầu lâu và bộ xương xuất hiện ở khắp nơi vào dịp lễ này, tượng trưng cho cái chết và sự tái sinh.

Vào dịp lễ này, đến thăm các nghĩa trang ở Mexico, bạn sẽ thấy nơi buồn bã này được thay áo mới, không còn vẻ u ám, ảm đạm mà ngược lại, tươi tắn, rực rỡ bởi các phần mộ đều được trang trí với nhiều hoa tươi.

Lễ “Gai Jatra” của người Nepal

51a-07ad3

Dịp lễ này xoay quanh… những chú bò cái và là một trong những dịp lễ quan trọng nhất năm ở Nepal, thường được tổ chức vào tháng 8 hoặc tháng 9.

Các gia đình có ngời thân qua đời trong năm trước đó sẽ dắt một chú bò cái (hoặc một đứa trẻ được hóa trang thành chú bò, nếu nhà họ không có bò) đi dọc đường làng, hòa trong đoàn rước. Người dân Nepal tin rằng những chú bò này sẽ giúp đưa đường chỉ lối để linh hồn người quá cố bước sang thế giới bên kia.

51b-62819

Lễ “Gai Jatra” của người Nepal được cho là bắt đầu từ thế kỷ 17 khi vua Pratap Malla của Nepal mời người dân trong nước vận trang phục hóa trang rực rỡ tới nhảy múa, diễn kịch, làm xiếc trước cung điện để giúp hoàng hậu vui vẻ trở lại sau khi hoàng tử qua đời.

Quả thực hoàng hậu đã cười trở lại trước khung cảnh vui tươi, náo nhiệt và kể từ đó lễ diễu hành được tổ chức hàng năm với những ý nghĩa tâm linh được gửi gắm trong đó.

Lễ “Pchum Ben” của người Campuchia

52b-59c78

Cuộc sống của người Campuchia sẽ chậm lại một chút khi họ hướng tới ngày lễ “Pchum Ben” – một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong lịch tôn giáo của người Khmer, bắt đầu từ ngày 15/10 theo lịch riêng của họ.

Dịp lễ này kéo dài trong 15 ngày, người Campuchia sẽ đến các đền chùa trong trang phục màu trắng – màu của sự tiếc thương người quá cố – để tưởng nhớ về tổ tiên, người thân đã khuất.

52a-e8b52

Trong 15 ngày diễn ra lễ “Pchum Ben”, người ta tin rằng khoảng cách giữa người âm và người dương được thu hẹp, linh hồn người quá cố sẽ trở về dương thế, thăm lại con cháu, họ hàng thân thích và cũng là dịp để “vong nhân” được “xá tội” nếu từng làm điều gì không phải khi còn đang sống.

Dịp lễ “Pchum Ben” này có nét tương đồng với lễ “xá tội vong nhân” khi quan niệm rằng trong số các “vong nhân” trở lại dương thế có cả những “vong đói”, vì vậy, người ta dâng đồ ăn thức uống lên chùa để các sư thầy cúng tế cho các vong đói.

Bích Ngọc
Tổng hợp

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>